Hiện tượng hút sữa ra máu khiến không ít mẹ hoảng hốt, lo sợ mình đang gặp vấn đề nghiêm trọng. Liệu tình trạng này có ảnh hưởng đến bé yêu không? Có cần ngưng cho bú ngay không? Mẹ đừng quá lo lắng, bài viết sau sẽ giúp mẹ hiểu rõ nguyên nhân, mức độ nguy hiểm và cách xử lý đúng cách nhé.

Máu trong sữa mẹ có gây ảnh hưởng gì cho bé không?
Thực tế, một lượng nhỏ máu xuất hiện trong sữa mẹ thường không gây nguy hiểm cho bé. Nhiều trẻ vẫn bú sữa có lẫn máu mà không gặp vấn đề gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, sữa có màu hồng nhạt, đỏ, cam hoặc nâu kéo dài nhiều ngày, kèm theo biểu hiện bất thường từ mẹ hoặc bé thì cần được quan tâm đúng mức.
Nếu bé có biểu hiện như nôn trớ, tiêu chảy, quấy khóc, bú kém khi bú sữa có máu, mẹ nên tạm ngưng cho bé bú sữa đó và liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra và hướng dẫn.
Nguyên nhân có thể gây ra tình trạng hút sữa ra máu
Tình trạng hút sữa ra máu thường đến từ một số nguyên nhân như:
Núm vú bị nứt hoặc tổn thương
Khi mẹ cho con bú sai tư thế, hoặc bé ngậm bắt ti không đúng cách, núm vú rất dễ bị nứt, trầy xước hoặc rớm máu. Lượng máu này có thể hòa lẫn vào sữa khi mẹ hút hoặc cho bé bú.
Tắc tia sữa
Tắc tia sữa không chỉ gây đau, tức ngực mà còn có thể khiến các mạch máu nhỏ bị vỡ, dẫn đến sữa lẫn máu. Đôi khi mẹ còn cảm thấy có cục cứng và đau rát ở bầu ngực.

U nhú lòng tuyến (Intraductal papilloma)
Đây là tình trạng xuất hiện khối u lành tính nhỏ bên trong ống dẫn sữa, có thể gây chảy máu trong ống tuyến và làm sữa có màu hồng hoặc đỏ. Dù tình trạng này không phổ biến nhưng cũng mẹ cũng cần kiểm tra kĩ và để bác sĩ theo dõi cẩn thận.
Viêm vú
Viêm vú là tình trạng viêm nhiễm tại mô vú do vi khuẩn tấn công, gây ra sưng, đỏ, đau và đôi khi có sốt. Khi viêm nặng, sữa mẹ có thể bị lẫn máu, thậm chí mủ. Đây là trường hợp khá nghiêm trọng và cần được can thiệp y tế kịp thời.
Tổn thương mao mạch
Những mao mạch nhỏ li ti dưới da vú có thể bị vỡ nếu bị va chạm mạnh hoặc do lực hút quá mạnh từ máy hút sữa, từ đó dẫn đến máu hòa vào sữa.

Cơ thể tăng lưu lượng máu đến vú
Trong giai đoạn đầu sau sinh, cơ thể mẹ tăng cường máu đến tuyến vú để tạo sữa. Việc thay đổi này đôi khi khiến sữa có màu hồng nhạt do sự hiện diện của một lượng nhỏ máu thường gọi là hiện tượng “sữa dâu tây”. Hiện tượng này lành tính và thường tự hết sau vài ngày.
Sử dụng máy hút sữa không đúng cách
Hút sữa ở mức độ quá mạnh, sai kích thước phễu, hoặc hút sai tư thế đều có thể gây tổn thương bầu ngực, dẫn đến rỉ máu. Việc này không chỉ khiến sữa có lẫn máu mà còn gây đau, khó chịu cho mẹ mỗi lần hút
Xem thêm: 6 mẹo dân gian giúp mẹ nhiều sữa đơn giản mà hiệu quả bất ngờ
Cách khắc phục và xử lý khi hút sữa ra máu
Mẹ đừng quá lo lắng nếu phát hiện sữa có máu mà hãy quan sát kỹ các dấu hiệu và tình trạng sức khỏe của mình. Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo những cách xử lý dưới đây để cải thiện tình trạng hút sữa ra máu:
Tiếp tục cho bé bú hoặc hút sữa
Nếu lượng máu ít và mẹ không bị đau hay sốt, mẹ vẫn có thể tiếp tục cho bé bú hoặc hút sữa để duy trì nguồn sữa ổn định. Tuy nhiên, nên theo dõi kỹ phản ứng của bé và chỉ sử dụng sữa khi không có mùi lạ hoặc màu sắc bất thường kéo dài.
Kiểm tra tư thế và cách cho bé bú
Mẹ hãy đảm bảo bé ngậm bắt ti đúng cách, phần quầng vú nằm trong miệng bé càng nhiều càng tốt. Nếu thấy bé chỉ bú phần đầu ti, cần điều chỉnh lại ngay để tránh tổn thương núm vú.

Sử dụng máy hút sữa đúng cách
Đôi khi vấn đề xuất phát từ việc mẹ hút sữa không đúng cách hoặc sử dụng máy hút sữa không phù hợp. Mẹ nên lựa chọn phễu hút đúng kích cỡ bầu ngực, lựa chọn mức lực hút phù hợp – vừa phải và thoải mái. Mẹ có thể tham khảo những mẫu máy hút sữa từ nhà Kamidi như Kamidi Easy 1 và Kamidi Queen 1 có chức năng massage, hút nhịp nhàng giúp giảm tổn thương đầu ti. Đây là lựa chọn lý tưởng giúp mẹ tránh tình trạng sữa lẫn máu do lực hút sai cách.
Chườm ấm và massage
Nếu mẹ cảm thấy vấn đề nằm ở bị tắc tia sữa hoặc căng tức bầu ngực, mẹ hãy chườm ấm nhẹ nhàng trước khi hút sữa và kết hợp massage ngực để thông tia, giảm nguy cơ viêm và giúp máu lưu thông tốt hơn.
Vệ sinh và chăm sóc núm vú
Giữ núm vú luôn khô thoáng, sạch sẽ sau mỗi lần cho bú hoặc hút sữa. Nếu thấy nứt nẻ, mẹ có thể dùng kem dưỡng đầu ti an toàn để hỗ trợ phục hồi nhanh hơn.
Tham khảo ý kiến bác sĩ
Trong trường hợp tình trạng hút sữa ra máu kéo dài, kèm theo đau, sưng, sốt hoặc dấu hiệu bất thường, mẹ nên liên hệ bác sĩ để được kiểm tra và điều trị đúng hướng – tránh biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Xem thêm: 5 cách chữa nứt cổ gà khi cho con bú hiệu quả mà không ảnh hưởng tới sữa mẹ
Một vài lưu ý nhỏ dành cho mẹ
- Không nên trữ sữa có lẫn máu, đặc biệt nếu sữa có mùi tanh, sữa đổi màu đậm hoặc mẹ đang có dấu hiệu viêm vú.
- Nếu bé có biểu hiện lạ như tiêu chảy, quấy khóc hoặc bú kém sau khi dùng sữa có máu, mẹ nên tạm ngưng cho bú và đưa bé đi thăm khám bác sĩ.
- Mẹ hãy giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, nghỉ ngơi đủ giấc để hỗ trợ quá trình tiết sữa diễn ra thuận lợi và đều đặn hơn.
Lời kết
Việc hút sữa ra máu tưởng chừng nghiêm trọng, nhưng phần lớn các trường hợp đềucó thể cải thiện nếu được xử lý đúng cách. Điều quan trọng nhất là mẹ lắng nghe cơ thể mình, chú ý đến từng thay đổi nhỏ và kiên trì chăm sóc bản thân để duy trì dòng sữa dinh dưỡng quý giá cho con.